Tìm hiểu về lợi ích của xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động

Việc tự chăm sóc giữ gìn sức khỏe cần bắt đầu càng sớm càng tốt để phòng ngừa nguy cơ ốm bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu như trước đây, người Việt quan tâm đến việc chữa bệnh hơn phòng bệnh thì trong xã hội hiện đại ngày nay, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đã được chú trọng hơn rất nhiều. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động và những lợi ích mà nó mang lại nhé!

Chăm sóc sức khỏe chủ động – Xu hướng trong xã hội hiện đại

Người Việt ta từ xưa vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trước đây, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, vấn đề này chưa được quan tâm đúng mực. Nhưng khi chất lượng đời sống ngày càng một nâng cao, kinh tế được cải thiện, chăm sóc sức khỏe bản thân như thế nào để chủ động phòng ngừa bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là vấn đề được mỗi chúng ta quan tâm.

Chăm sóc sức khỏe chủ động hướng đến việc tự chăm sóc bản thân, tăng cường sức khỏe để giảm nguy cơ mắc bệnh và theo dõi sức khỏe sát sao để sớm phát hiện các nguy cơ bệnh lý thay vì tập trung vào điều trị khi đã mắc bệnh. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi người mà còn có tác dụng giảm gánh nặng y tế cho xã hội.

Chăm sóc sức khỏe chủ động khác chăm sóc sức khỏe thế nào?

Để giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về chăm sóc sức khỏe theo hướng chủ động, chúng ta sẽ cùng so sánh khác biệt cơ bản giữa chăm sóc sức khỏe chủ động và chăm sóc sức khỏe thông thường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động

Chăm sóc sức khỏe chủ động là chủ động áp dụng các biện pháp: Nâng cao sức khỏe, chủ động phòng ngừa bệnh, theo dõi sát sao sức khỏe để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh… thay vì tập trung điều trị bệnh.

  • Lợi ích: Nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Cách tiếp cận: Tập trung vào tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
  • Vai trò của cá nhân: Mỗi người chủ động chăm sóc sức khỏe và chịu trách nhiệm về sức khỏe của bản thân.
  • Hoạt động bao gồm: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì lối sống khoa học, tập thể dục thể thao đều đặn, tiêm phòng đầy đủ và chủ động phòng ngừa bệnh tật, chú trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần, khám bệnh định kỳ để theo dõi sức khỏe…

Chăm sóc sức khỏe thông thường

Chăm sóc sức khỏe thông thường là thực hiện các hoạt động duy trì, bảo vệ, nâng cao sức khỏe thường gắn với điều trị bệnh.

  • Lợi ích: Giảm thiểu tác hại của bệnh tật lên sức khỏe người bệnh.
  • Cách tiếp cận: Tập trung vào việc điều trị khi đã mắc bệnh.
  • Vai trò của cá nhân: Việc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh phụ thuộc vào các chuyên gia y tế.
  • Hoạt động bao gồm: Khám chữa bệnh và sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống đủ chất, tập luyện phù hợp để cơ thể nhanh phục hồi sau bệnh tật…

Cách chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả

Chăm sóc sức khỏe chủ động quan trọng như thế nào chúng ta đều đã rõ. Vậy chúng ta cần làm gì để chủ động chăm sóc sức khỏe từ ngay hôm nay?

  • Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần? Kiểm tra sức khỏe định kỳ với người bình thường khoảng 6 tháng/lần và tăng lên với người có vấn đề về sức khỏe. Những người có nguy cơ ung thư cao nên tăng cường tầm soát ung thư theo tư vấn của bác sĩ.
  • Vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập luyện phù hợp với thể chất và tình trạng sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, sử dụng các thực phẩm lành mạnh, ăn sạch, sống xanh. Đồng thời, bạn cũng nên tránh xa thực phẩm bẩn và đồ ăn không lành, chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Chủ động theo dõi định kỳ các bệnh mãn tính mình đang mắc phải. Việc này giúp điều chỉnh phương pháp kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời, phòng ngừa diễn tiến trở nặng của bệnh.
  • Dành thời gian cho các hoạt động vui chơi, giải trí, làm những việc mình yêu thích để giảm căng thẳng trong cuộc sống, tăng cường sức khỏe tinh thần.

Chia sẻ bài viết:

Bài viết cùng chủ đề:

  • Phòng Khám Ung Bướu Uy Tín Tại Quận Tân Bình

    Việc tìm kiếm một phòng khám uy tín tại quận Tân Bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những tiêu chí quan trọng...

  • Phòng khám tư, bệnh viện tư gần đây – Biocare Center

    Bạn đang tìm kiếm một bệnh viện tư uy tín, chất lượng, gần nhà để khám chữa bệnh nhanh chóng, nhận dịch vụ khám chữa bệnh tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả khám/điều trị? Bài viết dưới đây sẽ đề xuất cho bạn địa chỉ bệnh viện tư gần đây...

  • ung-thu-o-benh-nhan-cao-tuoi

    Ung Thư Ở Người Cao Tuổi –

    Tại Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh ung thư đang gia tăng đáng kể. Việc duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ trở thành mục tiêu quan trọng trong điều trị ung thư. Nghiên cứu cho thấy khoảng 16% bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên không được...

  • Khi Nào Nên Bắt Đầu Tầm Soát Ung Thư?

    Chăm sóc sức khỏe là một phần quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt khi chúng ta già đi. Tầm soát sớm các bệnh như huyết áp cao, cholesterol và ung thư có thể giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe trước khi chúng trở thành nghiêm trọng. Đặc biệt, tầm soát ung thư...

  • chan-doan-ung-thu-phoi-o-giai-doan-som-rat-quan-trong

    Ung Thư Phổi: Nguyên Nhân và Tầm Quan Trọng Của Việc Tầm Soát

    Ung thư phổi bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong đường hô hấp. Tình trạng này dẫn đến sự lan rộng của tế bào ung thư trong mô phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tất cả các loại...

  • tam-soat-suc-khoe

    Nên đi khám tổng quát hay tầm soát ung thư?

    Trong thời đại hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi nhu cầu kiểm tra sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư ngày càng được nhân rộng. Mặc dù nhiều người đã có ý thức cao hơn trong việc thực...

  • 5 lợi ích của khám sức khỏe định kỳ

    Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe định kỳ không những đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ có thể...

  • Tầm soát tiểu đường là gì và vì sao phải tầm soát tiểu đường?

    Bệnh tiểu đường (nhất là tiểu đường tuýp 2) thường không biểu hiện triệu chứng gì rõ rệt. Bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh như: suy tim, suy thận, giảm thị lực, thường xuyên mệt mỏi, da bị lở loét,… Chủ động tầm soát tiểu đường là...