Điều trị ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển trong lĩnh vực y học và công nghệ, các phương pháp điều trị ung thư phổi ngày càng hiệu quả và đa dạng hơn. Trong bài viết này, BioCare Center sẽ chia sẻ thông tin về các phương pháp điều trị ung thư phổi hiệu quả nhất hiện nay cũng như giới thiệu đến bạn gói điều trị tại Biocare Center.

Ung thư phổi là gì? Dấu hiệu nhận biết

Ung thư phổi là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường trong mô của một hoặc cả hai phổi. Ung thư phổi là một trong 3 loại bệnh ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư ở phạm vi toàn cầu.

Ung thư phổi được chia thành 2 dạng chính: 

  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: dạng phổ biến, chiếm khoảng 80  – 85% các trường hợp.
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: dạng ít phổ biến, chiếm 10 – 15%, nhưng thường tiến triển nhanh, di căn sớm, tiên lượng rất xấu cho người bệnh.

Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không thể nhận biết qua các triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bạn có thể gặp những dấu hiệu dưới đây:

  • Ho trở nặng hoặc kéo dài.
  • Khàn tiếng.
  • Khó thở hoặc gặp các vấn đề về hô hấp.
  • Đau ngực liên tục, ho ra máu.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Bị nhiễm trùng phổi, viêm phổi liên tục.
  • Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ung thư phổi

  • Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động
  • Do đột biến trong DNA của người bệnh 
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc hoá chất độc hại
  • Mắc các bệnh lý mạn tính ở phổi: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn có dị sản dạng biểu bì, tổn thương lao, mô sẹo cũ ở phổi
  • Do yếu tố di truyền và tuổi tác 
  • Do chế độ ăn uống kém lành mạnh, thiếu cân bằng dưỡng chất

Ung thư phổi có thể chữa khỏi không?

Ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên đa phần, ung thư phổi đều phát hiện ở giai đoạn trễ, việc điều trị chỉ nhằm kiểm soát bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Chọn phương thức điều trị nào và kết quả điều trị ra sao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tuổi tác và các bệnh lý nền đi kèm nếu có.

Gói điều trị ung thư phổi tại Biocare Center

Tại Biocare Center hiện có 2 gói điều trị ung thư phổi Cơ Bản và Nâng Cao với chế độ thăm khám, điều trị và mức giá khác nhau giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Điều trị ung thư phổi

Vì sao nên điều trị ung thư phổi tại Biocare Center?

Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư. Kết hợp cùng hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, Biocare Center định hướng trở thành trung tâm tư vấn, tầm soát và điều trị ung thư kết hợp chăm sóc toàn diện cho người bệnh theo tiêu chuẩn Nhật Bản ngay tại Việt Nam.

  • Đội ngũ bác sĩ ung bướu có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là tinh thần đồng hành cùng bệnh nhân trong hành trình khám, điều trị và phục hồi bệnh ung thư.
  • Bác sĩ – chuyên gia dinh dưỡng hơn 30 năm kinh nghiệm, đồng hành chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.
  • Liên kết, hợp tác cùng các đối tác, chuyên gia sức khoẻ từ Hàn Quốc.
  • Cá nhân hoá trong điều trị ung thư, phác đồ điều trị dựa trên tình trạng bệnh, tâm lý, mong muốn, và khả năng theo đuổi việc điều trị của bệnh nhân
  • Trang bị hệ thống máy tầm soát ung thư thế hệ mới giúp phát hiện chính xác mầm mống ung thư hoặc khi khối u còn rất nhỏ, hoặc chưa xuất hiện.
  • Ứng dụng liệu pháp miễn dịch tự thân trong điều trị ung thư.
  • Phương pháp chăm sóc giảm nhẹ, đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình phục hồi ung thư.
  • Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại, giúp khách hàng thoải mái nhất khi thăm khám tại đây.
  • Đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, tận tâm, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng trong tất cả hoạt động.

Liên hệ đặt lịch khám với Biocare Center:

(Khách hàng liên hệ ngoài giờ, vui lòng nhắn tin qua Facebook, Biocare Center sẽ liên hệ lại tư vấn trực tiếp).

Đến Biocare Center để được trải nghiệm trọn vẹn dịch vụ y tế cao cấp, hiểu rõ sức khoẻ bản thân và được tư vấn chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

Các giai đoạn của ung thư phổi

Xác định các giai đoạn ung thư phổi là điều quan trọng điều trị, giúp bác sĩ lên phương pháp điều trị phù hợp và có thể dự đoán tiên lượng của bệnh nhân.

Ung thư phổi chia làm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 0 (Carcinoma In Situ = CIS): tế bào ung thư chỉ tồn tại trong lòng đường dẫn khí của phổi và chưa xâm lấn vào các mô phổi lân cận.
  • Giai đoạn 1 – 3: Ung thư phát triển trong phổi, có thể lan đến các hạch bạch huyết kế cận nhưng chưa di căn xa đến các cơ quan khác. Giai đoạn 1 và 2 được xem là các giai đoạn sớm trong ung thư phổi, giai đoạn 3 là giai đoạn tiến triển tại vùng. 
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn di căn, lúc này bệnh đã lan đến các cơ quan khác. Ung thư phổi thường di căn đến các cơ quan như não, gan, xương, tuyến thượng thận, hay di căn sang phổi bên cạnh.dieu-tri-ung-thu-phoi-2

Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay

Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị triệt căn, phù hợp với các trường hợp ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Điều này là bởi vì khối u còn nhỏ, chưa lan ra và tác động nặng nề lên sức khỏe của bệnh nhân nên phương pháp phẫu thuật thường đem lại kết quả tích cực. Quá trình phẫu thuật thường giúp loại bỏ hoàn toàn thùy phổi chứa khối u và nạo vét các hạch cận kề.

Sau phẫu thuật, khả năng hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân ung thư phổi là rất cao. Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, tỷ lệ sống trên 5 năm thường khoảng 50%. Tuy nhiên, tại nhiều nước, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là hiếm, vì vậy phương pháp phẫu thuật thường ít khi được áp dụng và hiệu quả mang lại cũng không tốt như kỳ vọng.

Xạ trị

Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất được áp dụng trong việc điều trị ung thư phổi. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp khối u đã phát triển đủ lớn nhưng chưa lây lan ra các cơ quan khác. Phương pháp xạ trị sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao, như tia X, proton, gamma để tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u và làm cho khối u phát triển chậm hơn. Đối với bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn III, nếu phẫu thuật không phù hợp, có thể sử dụng xạ trị độc lập hoặc kết hợp để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.

Tuy nhiên, phương pháp xạ trị có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Một số biến chứng sớm có thể xuất hiện sau vài ngày như chán ăn kém, buồn nôn, da chiếu xạ bị đỏ và rụng tóc. Ngoài ra, có thể xuất hiện một số biến chứng muộn hơn như đau rát, viêm da, khô da và xơ phổi.

Hóa trị

Đối với bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã lây lan rộng thì hóa trị chính là phương pháp điều trị chính. Hóa trị được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự di căn của bệnh. Ngoài ra, hóa trị thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc xạ trị để giảm kích thước của khối u và loại bỏ các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể.

Điều trị đích ung thư phổi

Điều trị đích ung thư phổi là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổi mới nhất hiện nay. Ung thư phổi không tế bào nhỏ thường liên quan đến các đột biến gen, được xác định thông qua các xét nghiệm sinh học phân tử. Dựa trên thông tin về đột biến gen này, bác sĩ có thể chỉ định việc sử dụng các loại thuốc điều trị có thể tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư mà ít gây tác động đến tế bào lành, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ. Phương pháp này được thiết kế để kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Điều trị miễn dịch ung thư phổi

Phương pháp điều trị miễn dịch nhằm kích thích tạo miễn dịch một cách tự động cho cơ thể, có thể tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ khả năng phát hiện các điểm kiểm soát tế bào ung thư. Một số loại thuốc điều trị miễn dịch thông dụng như Durvalumab, Pembrolizumab,… Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có giá cả rất cao.

Một số phương pháp điều trị khác

Trong quá trình điều trị ung thư phổi, bệnh nhân thường phải đối mặt với nhiều biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ sau đây để bổ sung vào pháp đồ điều trị:

  • Châm cứu: Sử dụng kim châm để kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, giúp cải thiện lưu thông khí huyết, giảm triệu chứng như buồn nôn, đau đớn, căng thẳng, lo âu,…
  • Massage, yoga, thiền: Các hoạt động này giúp thư giãn cơ thể, giảm đau ở ngực, cổ, lưng, vai, giảm căng thẳng, lo âu,… góp phần tăng cường hiệu quả trị liệu.
  • Sử dụng thảo dược: Có thể kết hợp thảo dược với các phương pháp điều trị hiện đại như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để giảm triệu chứng bệnh cũng như tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược để tránh các rủi ro về sức khỏe.
  • Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu có thể mang lại cảm xúc tích cực cho bệnh nhân ung thư phổi, giúp giảm triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và lo âu. Một số loại tinh dầu phù hợp cho bệnh nhân ung thư phổi bao gồm tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa nhài, tinh dầu hương thảo,…

Biến chứng của bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi thường không gây ra các triệu chứng cho đến giai đoạn tiến triển nặng, với các biến chứng ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể.

  • Sưng ở mặt, cổ và cánh tay
  • Chức năng của phổi bị ảnh hưởng: ho, đau ngực, sốt
  • Có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
  • Di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể
  • Khả năng xuất hiện cục máu đông
  • Ho ra máu hoặc khạc ra máu
  • Tăng nồng độ canxi trong máu
  • Tắc nghẽn tim, đau tim, loạn nhịp tim
  • Chèn ép vào tuỷ sống
  • Viêm thực quản, khó khăn khi nuốt
  • Tổn thương các dây thần kinh
  • Đau xương sườn và các bộ phận khác

Một số câu hỏi về ung thư phổi

Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về ung thư phổi và đáp án chi tiết mà bạn có thể tham khảo.

Ung thư phổi sống được bao lâu?

Tiên lượng bệnh ung thư phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại bệnh, giai đoạn bệnh, phương pháp, thiết bị, bác sĩ điều trị và khả năng điều trị ở mỗi người. 

Tại sao không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi?

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi, tuy nhiên, những người không hút vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh. Đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm,…

Cần làm gì để tránh ung thư phổi?

Để hạn chế nguy cơ bị ung thư phổi, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Không hút thuốc lá
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tiến hành tầm soát ung thư phổi định kỳ, đặc biệt là những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi.

Bài viết trên đây của Biocare Center đã chia sẻ đến bạn thông tin về các phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân.

Chia sẻ bài viết: